6 bí mật mà các tập đoàn dược phẩm không muốn bạn biết

Minh Triết 11:43 05/03/2025
Trong nhiều thập kỷ, ngành dược phẩm toàn cầu đã lan truyền một câu chuyện lừa dối biện minh cho việc giá thuốc, vắc-xin và phương pháp chẩn đoán ngày càng tăng cao là điều cần thiết và không thể tránh khỏi.

Đây là kết quả nghiên cứu của MSF, tức Médecins sans frontières (Tổ chức Bác sĩ không biên giới). MSF là tổ chức cung cấp hỗ trợ y tế nhân đạo cho các nạn nhân của xung đột, thiên tai, dịch bệnh hoặc bị loại trừ khỏi dịch vụ chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới.

Chiến dịch Tiếp cận của MSF đã nhiều lần kể câu chuyện thách thức chết người này, kêu gọi tiếp cận thuốc giá rẻ để cứu người, ưu tiên sức khỏe của người dân hơn lợi nhuận và minh bạch trong quá trình nghiên cứu và phát triển (R&D).

Tuy nhiên, các tập đoàn dược phẩm (trên thế giới) vẫn tiếp tục duy trì một loạt các huyền thoại về chi phí phát triển, giá cả của thuốc men và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe khác, nhằm bảo vệ các hoạt động tối đa hóa lợi nhuận của họ - bằng cách đánh đổi bằng mạng sống của con người.

Một báo cáo của các nhà đầu tư tài chính dược phẩm thậm chí còn đi xa hơn khi đặt câu hỏi: "Liệu việc chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân có phải là một mô hình kinh doanh bền vững không?". Theo đó, Goldman Sachs đặt câu hỏi t rong báo cáo nghiên cứu công nghệ sinh học rằng: 'Liệu việc chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân có phải là một mô hình kinh doanh bền vững không?'

Sau đây là một số bí mật đen tối và không hề nhỏ của ngành mà họ không muốn bạn biết!

1. Phát triển thuốc không tốn kém như người ta nói

Các tập đoàn dược phẩm lớn (Big Pharma) phóng đại chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) của các loại thuốc mới để biện minh cho mức giá cao của họ, và thường phân loại 'chi phí cơ hội' và các hoạt động không phải nghiên cứu, chẳng hạn như chi phí mua một công ty khác, là chi phí R&D.

Trong khi Big Pharma thường nói rằng phải mất 2-3 tỷ USD Mỹ để phát triển một loại thuốc mới, thì các ước tính đáng tin cậy khác lại thấp hơn ít nhất 10 lần, tức là chỉ trong khoảng 100-200 triệu USD.

2. Bạn phải trả tiền gấp đôi cho thuốc của mình

Các tập đoàn dược phẩm hưởng lợi từ nghiên cứu công do người nộp thuế tài trợ tại các phòng thí nghiệm của chính phủ và trường đại học, nơi mà hầu hết các loại thuốc mới và công nghệ y tế bắt nguồn. Họ nhận được tín dụng thuế và các ưu đãi tài chính khác để 'giảm rủi ro' cho các khoản đầu tư nghiên cứu của mình, và tư nhân hóa và cấp bằng sáng chế cho các sản phẩm thu được.

Sau đó, họ tính giá cao cho người nộp thuế và chính phủ.

3. Ngành công nghiệp dược phẩm kém về đổi mới

Khoảng 2/3 số thuốc mới xuất hiện trên thị trường không tốt hơn những loại thuốc chúng ta đã có. Các tập đoàn dược phẩm nỗ lực nhiều hơn vào việc phát triển cái gọi là 'thuốc bắt chước' hơn là tìm ra những đột phá điều trị thực sự.

4. Bằng sáng chế được gia hạn – hết lần này đến lần khác – để kéo dài thời gian độc quyền

Một chiến thuật khét tiếng của ngành dược là "bảo vệ bằng sáng chế", khi các tập đoàn nộp đơn xin cấp thêm bằng sáng chế cho những thay đổi nhỏ đối với các loại thuốc hiện có, qua đó kéo dài thế độc quyền của họ và ngăn chặn các sản phẩm giống nhaucó giá cả phải chăng.

5. Các công ty dược phẩm bắt nạt các nước đang phát triển vì đi ngược lại lợi ích của công ty họ

Lần này đến lần khác, Big Pharma sử dụng các chiến thuật gây áp lực hoặc các hành động pháp lý áp bức đối với các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình như Ấn Độ, Nam Phi, Thái Lan, Brazil, Colombia và Malaysia vì ưu tiên sức khỏe của người dân hơn lợi ích của ngành dược. Cùng với một số quốc gia giàu có, ngành dược cố gắng tác động đến các quy tắc thương mại quốc tế để có lợi cho chính họ, ngay cả khi điều đó gây tổn hại đến sức khỏe cộng đồng.

6. Lợi nhuận bỏ túi từ dược phẩm nhiều hơn số tiền họ tái đầu tư

Big Pharma nói rằng họ cần lợi nhuận khổng lồ (từ ngành dược) để có thể chi trả cho R&D và đổi mới. Nhưng trên thực tế, các Big Pharma chi nhiều hơn cho việc mua lại cổ phiếu để tăng giá cổ phiếu của chính họ, và cho bán hàng và tiếp thị, hơn là cho R&D.

Tổ chức Bác sĩ không biên giới hay Y sĩ không biên giới là một tổ chức phi chính phủ quốc tế do một số bác sĩ người Pháp thành lập vào năm 1971 với mục đích nhân đạo. Tổ chức này đưa ra những cứu trợ y tế trong các trường hợp khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh, nạn đói hay chiến tranh...

Minh Triết biên dịch