10 trạng thái cảm xúc của con người khi đối diện ung thư

Anh Tú 15:36 04/03/2025
Ung thư ngoài làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của bạn, nó có thể mang lại nhiều loại cảm xúc mà bạn không quen đối phó. Nó cũng có thể làm cho những xúc cảm vốn có trở nên mãnh liệt hơn. Chúng có thể thay đổi hàng ngày, hàng giờ hoặc thậm chí theo từng phút. Cho dù là bạn đang trong hay đã xong quá trình điều trị, những cảm xúc này là hoàn toàn bình thường,

Cách mỗi người suy nghĩ và đối phó với ung thư gắn liền với môi trường và cách họ trưởng thành. Một số người có thể:

  • Cảm thấy họ phải mạnh mẽ để bảo vệ bạn bè và gia đình.
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân hoặc các bệnh nhân sống sót sau ung thư.
  • Nhờ đến lời khuyên của cố vấn hoặc chuyên gia.
  • Tìm đến đức tin hoặc tôn giáo để đối phó với cảm xúc.
  • Tìm đến đức tin hoặc tôn giáo để đối phó với cảm xúc.

Dù quyết định của bạn là gì, điều quan trọng là phải làm những gì phù hợp với bạn và không so sánh bản thân với người khác. Bạn bè và các thành viên trong gia đình bạn có thể cảm thông với bạn. Nếu bạn cảm thấy thoải mái, hãy chia sẻ điều này này với họ.

Choáng ngợp

Khi phát hiện mình mắc ung thư, việc bạn cảm thấy mất kiểm soát trong cuộc sống là điều bình thường. Đây có thể là do:

  • Bạn tự hỏi rằng liệu mình có thể sống sót không.
  • Thói quen bình thường bị gián đoạn bởi những chuyến thăm khám và điều trị.
  • Mọi người sử dụng nhiều thuật ngữ y tế mà bạn không hiểu.
  • Bạn cảm thấy không thể làm những điều mình thích.
  • Bạn cảm thấy bất lực và cô đơn.

Ngay cả khi bạn cảm thấy mất kiểm soát, vẫn có nhiều cách để bạn lấy lại quyền làm chủ cuộc sống. Bạn nên tìm hiểu càng nhiều càng tốt về ung thư và cách điều trị. Bạn càng biết nhiều, bạn sẽ càng cảm thấy kiểm soát được nhiều hơn. Hãy hỏi bác sĩ những gì bạn không biết và đừng ngại nói khi bạn không hiểu.

Nhiều bệnh nhân ung thư cảm thấy tốt hơn khi tập trung vào những thứ khác ngoài ung thư khi họ có thể. Hãy thử những điều bạn yêu thích như âm nhạc, làm đồ thủ công, đọc sách hoặc học điều gì đó mới.

Sợ hãi và lo lắng

Phát hiện ung thư là một điều đáng sợ. Bạn có thể sợ hãi hoặc lo lắng về:

  • Bị đau do ung thư hay do pháp đồ điều trị.
  • Cảm thấy ốm yếu và trông khác biệt do trị liệu.
  • Cảm giác mình không thể chăm sóc gia đình.
  • Lo lắng về những hoá đơn cần thanh toán.
  • Lo lắng về sự ổn định trong công việc.
  • Sợ cái chết.

Một số nỗi sợ về ung thư được kể lại dựa trên những câu chuyện, tin đồn hoặc thông tin sai lệch. Để đối phó với nỗi sợ hãi và lo lắng, bạn cần có sự hiểu biết. Hầu hết mọi người cảm thấy tốt và bớt sợ hãi hơn khi họ có kiến thức và biết được sự thật. Một số nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra rằng những người hiểu biết nhiều về bệnh tật và pháp đồ của họ có nhiều khả năng tuân theo kế hoạch điều trị và phục hồi sau ung thư nhanh hơn những người không biết.

Căng thẳng và lo âu

Cả trong và sau khi điều trị, việc căng thẳng về tất cả những thay đổi trong cuộc sống mà mỗi bệnh nhân ung thư đang trải qua đều là điều bình thường. Nhiều người bối rối hoặc căng thẳng về những điều như:

  • Liệu bảo hiểm có chi trả cho chi phí xét nghiệm và điều trị không.
  • Tìm kiếm hỗ trợ tinh thần ở đâu.
  • Ung thư sẽ ảnh hưởng đến đời sống và công việc như thế nào.
  • Di chuyển liên tục giữa nhà với phòng khám.

Căng thẳng có thể làm giảm khả năng hồi phục của cơ thể. Hãy chủ động chia sẻ về những vấn đề như trên. Bạn cũng có thể nhờ một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè hỗ trợ với những vấn đề kể trên.

Lo âu là khi bạn có nhiều nỗi lo chồng chất khiến bạn không thể thư giãn và luôn cảm thấy căng thẳng. Bạn có thể cảm thấy:

  • Tim đập nhanh.
  • Đau đầu hoặc đau cơ.
  • Chán ăn hoặc ăn quá nhiều.
  • Cảm thấy đau bụng hoặc bị tiêu chảy.
  • Cảm thấy run rẩy, yếu các chi hoặc chóng mặt.
  • Cảm thấy nghẹn ứ ở họng hay ở ngực.
  • Thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
  • Khó khăn trong việc tập trung.

Nếu có bất kỳ cảm giác nào trong số này, hãy nhờ tới sự giúp đỡ của bác sĩ. Mặc dù đây là những dấu hiệu phổ biến của căng thẳng và lo âu, bạn cũng cần chắc chắn rằng đây không phải do tác dụng phụ của thuốc hay pháp đồ điều trị.

Nếu cần thêm hỗ trợ, bạn có thể tìm đến những hội nhóm hỗ trợ trực tuyến hoặc trực tiếp. Có nhiều lớp học nào bạn có thể tham gia dạy cách đối phó với căng thẳng không. Ngoài ra bạn còn có thể thử những lớp học và ứng dụng trực tuyến giúp tập thể dục, thiền định và các phương pháp giảm căng thẳng khác. Điều quan trọng là phải tìm cách kiểm soát căng thẳng và không để nó kiểm soát bạn.

Hy vọng

Khi người bệnh chấp nhận rằng họ bị ung thư và quen với việc điều trị, họ thường cảm thấy niềm hy vọng. Có nhiều lý do để cảm thấy hy vọng. Hàng triệu người bị ung thư vẫn còn sống ngày nay. Cơ hội sống chung với ung thư cũng như hậu ung thư của bạn đang tốt hơn bao giờ hết. Nhiều người bị ung thư vẫn có thể có một cuộc sống năng động, ngay cả trong quá trình điều trị.

Các bác sĩ nghĩ rằng hy vọng có thể giúp cơ thể chống lại ung thư. Vì vậy, các nhà khoa học đang nghiên cứu xem liệu một cái nhìn đầy hy vọng và thái độ tích cực có giúp mọi người cảm thấy tốt hơn hay không. Dưới đây là một số cách bạn có thể nuôi dưỡng cảm giác hy vọng của mình.

  • Sống mỗi ngày như bình thường. Mặc dù cuộc sống của bạn đã thay đổi phần nào những cũng không sao cả.
  • Cố gắng không hạn chế những điều bạn thích làm.
  • Tìm kiếm lý do để hy vọng. Hãy viết chúng ra hoặc chia sẻ với những người khác.
  • Dành thời gian tận hưởng thiên nhiên.
  • Suy ngẫm về niềm tin tôn giáo hoặc tâm linh của bạn.
  • Lắng nghe những câu chuyện về những bệnh nhân ung thư sống năng động.

Tức giận

Việc bạn đặt ra câu hỏi "Tại sao lại là tôi?" và tức giận với bệnh ung thư là chuyện bình thường. Nhiều người còn có thể oán giận đối với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bạn bè khỏe mạnh hay những người thân yêu của mình.

Sự tức giận thường đến từ những cảm xúc khó thể hiện ra bên ngoài. Một số ví dụ bao gồm:

  • Sợ hãi
  • Hoảng loạn
  • Thất vọng
  • Lo âu
  • Bất lực

Nếu cảm thấy tức giận, bạn không cần phải giả vờ rằng mọi thứ đều ổn bởi kìm nén có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ. Đôi khi, những cơn nóng giận ngắn lại là tốt vì chúng giúp bạn giải phóng cảm xúc và thúc đẩy hành động. Ngược lại, luôn nóng giận kéo dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến bản thân bạn và những người xung quanh.

Buồn bã và trầm cảm

Nhiều người bệnh cảm thấy buồn khi họ mất đi sức khoẻ và cuộc sống bình thường trước ung thư. Ngay cả khi đã điều trị xong, bạn vẫn có thể cảm thấy buồn. Đây là một phản ứng phổ biến đối với bất kỳ bệnh lý nghiêm trọng nào. Cần nhiều thời gian để mỗi người có thể giải quyết và chấp nhận với hiện thực.

Khi buồn, cơ thể thường có rất ít năng lượng, cảm thấy mệt mỏi hoặc chán ăn. Đối với một số người, những cảm giác này biến mất hoặc giảm dần theo thời gian. Nhưng một số người lại cảm thấy ngược lại khi tình trạng của họ ngày càng tệ hơn, gây cản trở tới cuộc sống hàng ngày. Đây có thể là một dấu hiệu của trầm cảm, có thể phổ biến ở bệnh nhân ung thư. Điều nhiều người không biết là rằng trầm cảm là một bệnh lý có thể được điều trị.

Hỗ trợ trầm cảm

Trầm cảm là một tình trạng bệnh tâm lý có thể được điều trị. Nếu gặp phải bất kì biểu hiện phổ biến của trầm cảm nào sau đây kéo dài hơn 2 tuần, hãy liên lạc với bác sĩ để nhận hỗ trợ kịp thời. Lưu ý rằng những biểu hiện này cũng có thể do các vấn đề thể chất gây ra. Hãy nói chuyện với bác sĩ để xác định chính xác tình trạng.

Các dấu hiệu cảm xúc:

  • Buồn dải dẳng không nguôi.
  • Chai lì cảm xúc.
  • Lo lắng hoặc run rẩy.
  • Cảm thấy tội lỗi hoặc không xứng đáng.
  • Bất lực, tuyệt vọng, cảm thấy như thể cuộc sống không còn ý nghĩa.
  • Nóng nảy hoặc ủ rũ.
  • Khó tập trung, dễ bị phân tâm.
  • Khóc lâu hoặc khóc nhiều lần trong ngày.
  • Mất hứng thú với những điều mình từng thích.
  • Cảm thấy khó tận hưởng những điều thường ngày như bữa cơm hay thời gian bên gia đình.
  • Có suy nghĩ tự hại.
  • Có ý định tự tử.

Các thay đổi về cơ thể:

  • Tăng hoặc giảm cân ngoài ý muốn không phải do bệnh tật hoặc điều trị.
  • Các vấn đề về giấc ngủ như mất ngủ, ngủ quá nhiều hoặc hay gặp ác mộng.
  • Tim đập nhanh, môi khô, đổ nhiều mồ hôi, đau dạ dày, tiêu chảy.
  • Mức năng lượng không ổn định.
  • Mệt mỏi dai dẳng.
  • Đau nhức đầu và những nơi khác

Bác sĩ có thể kê thuốc giảm căng thẳng cho bạn hoặc giới thiệu bạn tới các chuyên gia khác. Đừng cảm thấy rằng nên tự mình kiểm soát những cảm xúc này. Đón nhận sự giúp đỡ bạn cần là rất quan trọng đối với cuộc sống và sức khỏe của bản thân.

Biết ơn

Nhiều người lại coi ung thư như một "hồi chuông cảnh tỉnh". Họ nhận ra tầm quan trọng của việc tận hưởng những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Họ đi đến những nơi họ chưa từng đến. Họ hoàn thành các dự án mà họ đã bắt đầu nhưng đã gạt sang một bên. Họ dành nhiều thời gian hơn cho bạn bè và gia đình. Họ hàn gắn các mối quan hệ tan vỡ.

Cho dù ban đầu có thể khó khăn, hãy cố gắng tìm kiếm niềm vui trong cuộc sống. Hãy chú ý đến những điều bạn làm mỗi ngày khiến bạn mỉm cười. Chúng có thể là những điều đơn giản như uống một tách cà phê ngon, ở bên gia đình hoặc nói chuyện với bạn bè.

Bạn cũng có thể làm những điều đặc biệt hơn đối với bạn, như hòa mình vào thiên nhiên hay cầu nguyện ở một nơi có ý nghĩa đối với bạn. Hay là bạn có thể chơi trò chơi mà mình yêu thích hay nấu một bữa ăn ngon. Dù lựa chọn là gì, hãy mở lòng đón nhận những điều mang lại cho bạn niềm vui.

Cô đơn

Những người bị ung thư thường cảm thấy cô đơn hoặc xa cách với người khác. Điều này có thể vì một số lý do như:

  • Bạn bè đôi khi có thể không đến thăm hoặc gọi cho bạn.
  • Bạn cảm thấy như không ai quan tâm.
  • Bạn có thể cảm thấy quá ốm yếu để tham gia vào những hoạt động mình yêu thích.
  • Bạn cảm thấy không muốn giao tiếp.
  • Ngay cả khi ở bên những người bạn quan tâm, bạn có thể cảm thấy rằng không ai hiểu những gì bạn đang trải qua.

Cảm giác tội lỗi

Nếu bạn cảm thấy tội lỗi, hãy biết rằng nhiều người bị ung thư cảm thấy như vậy. Đôi khi mọi người tự trách mình vì:

  • Làm phiền những người họ yêu thương.
  • Nghĩ rằng họ là một gánh nặng theo một cách nào đó.
  • Nhớ công việc.
  • Phải chi tiền điều trị ung thư.
  • Ghen tị với sức khỏe của người khác và tự cảm thấy xấu hổ về cảm giác này.
  • Lựa chọn lối sống mà họ nghĩ có thể dẫn đến ung thư.

Hãy nhớ rằng bị ung thư không phải là lỗi của bạn. Không ai biết tại sao một số người bị ung thư trong khi những người khác thì không. Việc chia sẻ cảm xúc với người khác có thể khiến bạn cảm thấy tốt hơn.

Những cách khác để đối phó với ung thư

Thể hiện cảm xúc

Những cảm xúc mãnh liệt như tức giận hay buồn bã thường sẽ dễ buông bỏ hơn khi bạn bộc lộ chúng ra. Kể cả khi bạn không muốn chia sẻ với những người xung quanh, bạn vẫn có thể sắp xếp lại cảm xúc của mình bằng cách suy ngẫm về chúng hoặc viết ra giấy.

Đừng đổ lỗi cho bản thân

Không ai biết tại sao một số người bị ung thư trong khi những người khác thì không. Tất cả các cơ thể đều khác nhau. Hãy nhớ rằng, ung thư có thể xảy ra với bất kỳ ai.

Đừng cố tỏ ra lạc quan

Bạn có quyền tự do nghe theo cảm xúc của mình. Đừng cố tỏ ra lạc quan khi trong lòng là bão tố.

Bạn là người lựa chọn khi nào chia sẻ câu chuyện của mình

Ung thư là một chủ đề khó nói. Những người thân yêu của bạn thường có ý tốt, những họ lại không biết nên nói hay làm như nào để giúp bạn. Nếu bạn muốn chia sẻ, hãy giúp người thân cảm thấy thoải mái hơn khi nói về vấn đề này. Nếu bạn không muốn chia sẻ thì cũng không sao cả. Hãy nói cho họ khi bạn cảm thấy sẵn sàng.

Tìm cách giúp bản thân thư giãn

Hãy dành thời gian làm những hoạt động giúp bạn thư giãn. Thiền hay các bài tập thư giãn là một cách này có thể giúp bạn thoải mái hơn khi cảm thấy lo lắng.

Hãy tích cực nhất có thể

Ra khỏi nhà và làm điều gì đó có thể giúp bạn tập trung vào những thứ khác ngoài ung thư và những lo âu về nó. Tập thể dục hoặc yoga nhẹ nhàng và kéo giãn cơ cũng là một vài hoạt động hữu ích.

Tìm sở thích và hoạt động bạn yêu thích

Hãy thử một vài sở thích như đan lát, chế biến gỗ, gốm, nhiếp ảnh, câu đố, đọc sách hoặc thủ công. Hoặc tìm đến các hoạt động sáng tạo như nghệ thuật, phim ảnh, âm nhạc hoặc khiêu vũ.

Tìm hiểu cách kiểm soát tác dụng phụ

Các tác dụng phụ về thể chất của ung thư có thể ảnh hưởng lớn đến cảm xúc. Khi cơ thể cảm thấy không tốt, ta cũng thường không thấy tích cực về mặt tinh thần.

Nhìn vào những gì có thể kiểm soát

Không một ai có thể kiểm soát mọi suy nghĩ. Tuy vậy, hãy cố gắng đừng tập trung vào những suy nghĩ sợ hãi, mà thay vào đó làm những gì bạn có thể để tận hưởng những phần tích cực của cuộc sống. Nếu có thể, hãy cố gắng tập trung vào những gì khiến bạn cảm thấy tốt hơn và những gì bạn có thể làm để giữ sức khỏe nhất có thể.